Thứ Năm, 26 tháng 7, 2007

TỀ THIÊN ĐẠI THÁNH

孙悟空



一個齊天大聖角色的布袋戲偶,後端有支架撐著
孙悟空,又名美猴王、齐天大圣、孙行者。是《西游记》中的最主要的人物之一,從吸取日月之精華的石頭中蹦出來的神,代表了古代中国人的善良、正义、不阿的情怀和追求。
孙悟空生性聪明、活泼、勇敢、忠诚、嫉恶如仇,在中国文化中已经成为机智与勇敢的化身,所以孙悟空很容易就会成为中国小男孩崇拜的偶像。旅美學人夏志清對孫悟空的評價是:「他能夠幽默的看待自己,無論做什麼事都能表現出真正的超脫,……這種幽默感,不管是怎樣的粗俗,怎樣的不時以她的同伴、敵人為代價殘酷的表現出來,都意味著他對所有人類欲望最大程度的超越。……佛教徒們堅持主張,應以笑來作為觀察世界的根本方法,孫悟空的態度正與此不謀而合。」

原型
魯迅認為孫悟空源自淮渦水神無支祁胡適卻認為其原型是印度史詩《羅摩衍那》的神猴哈奴曼。胡適在其《西遊記考證》中說:“我總疑心這個神通廣大的猴子不是國貨,乃是一件從印度進口的。也許連無支祁的神話也是受了印度影響而仿造的。”“我依着钢和泰博士的指引,在印度最古的记事诗《拉麻传》里寻得一个哈奴曼,大概可以算是齐天大圣的背影了”[1]。歷史學家陳寅恪也有類似主張。 另外还有主张该原型为玄奘在偷渡出关时所依靠的第一个弟子胡人石槃陀(猴于胡同音)[2]

身世及经历
孙悟空是东胜神洲傲来国花果山灵石孕育迸裂见风而成之石,乃一仙石吸收天地之气孕育而生。在花果山占山为王三五百载。后为了寻求长生不老的方法,历经八九载,跋山涉水,在西牛贺洲灵台方寸山斜月三星洞拜菩提祖师[3]为师,习得七十二变筋斗云
此后,孙悟空为了寻一件称手的兵器,大闹东海龙宫,终寻得定海神珍铁如意金箍棒,因阳寿已尽而大闹地府,修改了生死簿,返回人间。后来孙悟空第一次受天界招安,封为弼马温。后第二次天界招安,封为齐天大圣,又偷吃蟠桃大闹天宫,并练就火眼金睛,最后被如来佛祖压制于五指山下,无法行动。
五百年后唐僧西天取经,路过五指山,揭去符咒,才救下孙悟空。孙悟空感激涕零,经觀世音菩薩点拨,拜唐僧为师,同往西天取经。取经路上,孙悟空降除怪,屡建奇功,然而两次三番被师傅唐僧误解、驱逐。历经八十一难,终于大功告成,师徒四人到达西天雷音寺,取得真经。孙悟空修得正果,加封鬥战胜佛

关于名字
孙行者——是唐僧取的稱呼,在西游记中,也以「行者」称孙悟空。
孙悟空——菩提祖师所取的名字。
美猴王——孙悟空刚出生时,带领群猴进入水帘洞后成为众猴之王,因此自称美猴王。
齐天大圣——孙悟空在第一次天庭招安后,因自感受骗反下天庭,回到花果山中,自封齐天大圣,后天庭被迫承认该封号。
弼马温——第一次到天界时所封官职。
鬪戰勝佛--孫悟空取西經後佛祖冊封的佛號,可說是表揚孫悟空戰無不勝並一路護衛唐僧取經的功績,其名號可在一些佛家經典中見到。


文化影响
大闹天宫三打白骨精等经典故事被改编成多种戏曲、电影等。
西游记在日本影响深远,有不少日本漫画是以西游记做为蓝本的。
日本漫画七龙珠的主人公名字叫作孙悟空最游记也是以西游记的师徒四人向西方前进的故事为主线,只是人格设定有了非常大的改变。 猴王五九也是把西游记的师徒四人进行性格改造,再把取经的故事设在未来世界,变成类似科幻小说的漫画。 其他以西游记为主题的日本漫画有:悟空道,西游记PLUS等等。 在其他日本漫画中,随时都会出现西游记的影子,比如[火影忍者]中第三代火影招唤除了类似孙悟空的角色协助战斗。
西游新记:童恩正所著,讲述西天取经一千多年后,孙悟空、猪八戒沙和尚在美国留学的故事,非常幽默风趣,同时也对东西方社会上的腐败现象做了一定程度的讽刺和揭露。
大话西游周星驰主演的电影,因其独特的无厘头风格,创造了周星驰电影的高峰。同时也对广大的青少年产生了巨大的影响,现在基本上很大一部分中国的青少年都能都记得该电影的某些台词。
孙悟空的文学艺术造型同时还放映了中国古代的诸多哲学思想,现代学者普遍认为孙悟空的形象代表了当时人民渴望反抗残暴的朝廷却又无力改变现实的情景。同时孙悟空还是一个尝试超越自然秩序的代表,其名被许多宗教学者解释为:因“悟”,则“空”。反映了现实秩序中的空洞和虚无,人类追求新秩序以及自由的思想。
孙悟空其整体艺术形象的博大精深,在中国古代文学中是独一无二的。

演出
京剧以及其他传统戏剧电视剧中有许多演孙悟空出名的角色,其中以六龄童家族代表。

注释
胡适文存》二集。
http://www.ce.cn/xwzx/kjwh/gdxw/200502/28/t20050228_3184655.shtml
西游记》中并未交待其来历,由“须菩提”的名字可以判断此人物应属于佛教范畴,但在《西游记》中却被描写为一个既精通道教也精通佛教的神仙形象:法力高深,弟子众多,教化广泛。山野之民,均受其教化。他不仅渡人向道,也教一些强身健体,修心养性的方法给广大的民众。深得一方民众的尊敬。請參見须菩提
来自“http://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%AD%99%E6%82%9F%E7%A9%BA

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2007

NHẬT KÝ NGƯỜI TẨU HỎA

Đã có một thời niềm đam mê theo dấu chân xưa cổ kéo con đi lạc vào cảnh thần tiên. Chính những ánh vàng hứa hẹn nơi chân trời xa xôi diễm lệ lại là những vực sâu ma quỉ giam giữ linh hồn!
Chỉ một lần lại một lần bất cẩn, sức trai tơ con thân tàn ma dại, để bao quãng đời đã đi qua trong lầm lỡ, trong thị phi mà cứ ngỡ không bao giờ thoát được...
May mắn thay Đạo đã dần cứu rỗi nơi con, để đời con lại được nhìn thấy bóng Mặt Trời chân như sau bao băng hà giá lạnh...
BẮT ĐẦU TỪ HÔM NAY, CON XIN ĐẶT BÚT VIẾT VỀ CUỘC ĐỜI CON, VỀ NHỮNG THÁNG NGÀY VẬT LỘN TRONG CƠN MÊ TẨU HỎA RỒI NHẬP MA KINH HỒN QUÁI ÁC, VỀ DẰN VẶT GIỮA VẬT VÀ NGƯỜI, VỀ HẠNH PHÚC TRÀN ĐẦY KHI ĐẠO TRỜI CHIẾU SÁNG! CON NAY ĐÃ TRỞ VỀ, VỚI ĐỜI XANH TƯƠI, VỚI ĐỜI XANH TƯƠI.....
Nguyễn Hạnh ( Viết từ những câu chuyện và hồi tưởng có thật của bản thân).

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2007

VỀ TẨU HỎA NHẬP MA (Sưu tầm để nhớ mãi về những ngày đau ốm quằn quại trong căn bệnh THNM quái ác).

Bài báo dưới đây được đăng trong tờ Nguyệt san Võ thuật, xuất bản đã lâu, nhưng nội dung cũng có giá trị hữu ích cho những ai thích tập nội công nhưng không có điều kiện học tập đúng thầy đúng sách. Nội dung nói về kinh nghiệm của một người tự tập Dịch cân kinh, nhưng do không tập đúng mà phải chịu ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ. Phần dưới đây không đăng đầy đủ của bài báo gốc, do phần cuối đề cập những việc riêng tư không liên quan nhiều đến nội dung chính nên được lược bỏ. Dịch cân kinh & tôi – Thích phước Điện Một môn công phu tu luyện có một kết quả cực cao thường đi đôi với những nguy hiểm vượt bực không kém. Nếu thành công : "nội công được hàm dưỡng để thân tâm siêu phàm nhập thánh", nếu thất bại : "bị tẩu hỏa nhập ma, thân bại danh liệt". Hai trạng thái đó chỉ cách nhau một đường tơ kẻ tóc. Nguyên nhân : - Không thầy hướng dẫn. - Người luyện công thiếu kinh nghiệm. - Chưa qua thời kỳ nội công căn bản. - Chưa nắm vững tâm pháp. - Không nghiên cứu kỹ các hệ thống kinh mạch mà luồng khí vận sẽ chạy qua. - Chưa đả thông các huyệt mạch tự nó bế tắt từ thuở sơ sinh của kiếp người. - Chưa vận được khí và điều khiển âm dương nhị khí. Chỉ thiếu một điều kiện trong các điều kiện không thể thiếu đó cũng khó luyện công được. Hơn nữa các sách lưu truyền chỉ trình bày một cách tổng quát về chiêu thức mà không giải thích tường tận các bí quyết uyên thâm, do đó, dù nắm được sách cũng chỉ nắm chơi, nếu luyện, khó thành công cũng như dễ lạc công, tẩu hỏa, loạn khí… đem đến nguy hiểm cho người luyện không ít. Tôi không nhớ rõ vào khoảng năm tháng nào nhưng chắc chắn lúc đó tôi đang viết những bài đầu tiên về môn phái Thiếu Lâm cho những số đầu tiên của nguyệt san Võ Thuật. Phong trào võ lâm phục hưng làm tâm hồn tôi thao thức và võ công của tôi bừng sống, nhiều huynh đệ thương mến, khuyến khích tôi nên đóng góp cho võ lâm một vài viên gạch, nhưng đóng góp bằng cách nào ? Tôi lưỡng lự rất lâu để cuối cùng chọn cách gởi gắm tâm hồn và sự hiểu biết nhỏ hẹp của mình vào tờ báo. Ngoài những giờ viết bài và ôn lại võ thuật, tôi bắt đầu nghiên cứu kỹ về Dịch cân kinh, một môn tu luyện nội công thượng thừa của Thiếu Lâm tự ; để rồi từ đó : rủi, may, và bao thăng trầm quanh cuộc đời võ nghiệp của tôi bắt đầu, ảnh hưởng luôn đến nếp sống của tôi ở các phương diện khác, như một xáo trộn toàn diện... làm tôi điêu đứng ê chề, để khi viết tài này, tôi đã xa khởi điểm trên hai năm. Đến nay, thâm tâm tôi tạm yên ổn, để tôi thành kính cống hiến cho những ai có duyên nghiệp trên bước đường tu luyện Dịch cân kinh vài chi tiết nhỏ bé của riêng tôi, bồi đắp thêm cho rừng võ lâm một vài hoa lá. Tôi thương thân tôi một thuở nào vì tu luyện võ công mà phải khổ sở, nên thương mến tất cả những ai sẽ đi trên con đường này, thao thức vì các bạn sẽ và đang tu luyện như thao thức vì chính mình "đồng thanh tương ứng" trong xóm hoạn nạn và cùng một lý tưởng. Thuở đó, tôi đã viết cho võ thuật khoảng ba bài giới thiệu tổng quát về môn phái Thiếu Lâm, bài kế, tôi định đưa Dịch cân kinh ra mắt độc giả của Võ Thuật, cũng may, tôi chưa viết, nếu không, giờ này tôi ân hận biết dường nào. Đầu tiên, tôi đem 8 bản Dịch cân kinh mà tôi sưu tầm được ra so sánh, tuyển chọn. Ba bản Dịch cân không phải của Thiếu Lâm phái được tôi để riêng ra, đó là các bản : - Dịch cân bật kinh bát đoạn cẩm của tiên gia. - Dịch cân kinh nhị thập bát thức của Thiên Hư đạo trưởng (thuộc Côn Lôn phái). - Dịch cân trước lục của Nhiếp ngột Truật Đế thuộc một dị phái giáp giới Tây Tạng. Ba bản này tôi chỉ đọc sơ để cho biết rồi đem cất. Tôi đem 5 bản còn lại được gắn nhãn hiệu của Thiếu Lâm ra phân chất. Ba bản kế đó được loại ra một lần nữa vì chiêu thế nhiều ít không đồng theo đương truyền (24 đoạn) nên khó tin cậy. Hai bản còn lại giống nhau khoảng một chín một mười, hai bản này được lưu truyền ở hai nơi khác nhau và hai nhân vật cũng ở hai thế hệ xa nhau gần hai trăm năm, đó là hai bản : 1) Dịch cân kinh của Tử y hầu (Anh Lạc Hà ở báo Võ Thuật đã có dịch ra Việt ngữ với nhan đề là Dịch cân Tổ truyền - trong khi chính bản được in chung với Ngũ hình quyền - 8 lần tái bản ở Ma cao và Hồng Kông, 3 lần đổi tựa sách : Nội công Thiếu Lâm tự - Ngũ hình quyền - Nội công Tâm Pháp Thiếu Lâm tự). 2) Dịch cân kinh của Vân không Đại Sư, sách in theo lối mộc bản, cuốn sách có hàng chữ : Trọng đông giáp thìn niên - đời Vua Thánh Tổ, niên hiệu Khang Hy (khoảng năm 1784 theo dương lịch). Cả hai bản này đều có 24 đoạn, các đường khí vận tuy hơi chênh lệch nhau chút đỉnh vì có vài huyệt được kê khai thừa thiếu không đồng nhưng hệ thống kinh mạch đồng nhất nên không sao, nhưng tôi cũng phân vân đến mấy hôm liền. Bản nào mới là chính bản của Thiếu Lâm hay đúng hơn, của Đạt ma Thiền Sư. Không có vấn đề Tổ sư cho lưu hành hai bản khác nhau, cũng không có vấn đề Dịch cân kinh loại giả mạo vì Dịch cân là danh từ chung, ai cũng có quyền để tựa cho tác phẩm của mình cả (như ba quyển dịch cân mà tôi đề cập ở đoạn đầu và còn vô số các bản Dịch cân khác mà tôi chưa gặp như bản do Trần Tuấn Kiệt dịch thuật chẳng hạn...) Cuối cùng tôi quyết định dồn hai quyển làm một, hay đúng hơn hai quyển vốn là một, chỉ bổ túc vài thiếu kém của nhau thôi, như vậy tôi có một pho Dịch cân hoàn toàn đầy đủ. (Tôi xin thông tri một điều : hiện có nhiều pho quyền phổ, bí kíp, luyện công được in bằng loại chữ cổ trên giấy súc, như một pho sách xưa, được tung ra thị trường và bán từng quyển một, giá cả tương đương với một món đồ cổ giá trị, đó là sách xưa giả mạo. Còn sách xưa chính tông thì sao ? cũng khó tin cậy vì hội võ thuật Trung Quốc đã từng cảnh cáo : phải coi chừng, sách càng xưa càng không bảo đảm vì sự thiên vị và sự hiểu biết hạn cuộc của người ra sách, không như ngày nay, được hội kiểm duyệt và được nhiều danh sư phối hợp ấn chứng trước khi xuất bản…). Bởi vậy khi nắm pho Dịch cân kinh bằng loại giấy hoa tiên sản xuất tại Giang Nam với giòng chữ xa xưa, lòng tuy nao nức cảm động, tôi vẫn hồi hộp hoài nghi, đến khi phối hợp với pho lưu truyền của Tử y Hầu (được kiểm duyệt và khích lệ bởi hội võ thuật Trung Quốc) tôi mới yên tâm tin tưởng. Tôi về một tịnh thất nhỏ bên bờ sông Đồng Nai ở Biên Hòa để rãnh giờ tu luyện. Thức thứ nhất mà cũng là thức quan trọng nhất được tôi đặc biệt lưu ý, dành nhiều thì giờ thực hiện. Nửa tháng đầu tôi siêng năng luyện tập, kết quả vô cùng khả quan. Trong người tôi đã có một luồng hơi nóng thường trực luân chuyển, tôi mừng rỡ, cho là nội công đã khai phát (?). Tôi không hiểu sao thời kỳ đó tôi ngớ ngẩn khờ dại đến thế, có lẽ sự lạc quan và ảnh hưởng tiểu thuyết làm tôi quên mất thực tế. Đến ngày thứ 18, trong người tôi nóng quá, mắt đỏ và hay đổ ghèn, đầu nhức, tôi hy vọng đó là do bệnh chứ không phải do sự tập luyện bị sơ sót, tuy nhiên đó là một sự biện luận để tự đánh lừa mình trong một ý niệm hoài vọng cao xa, thực tâm tôi đã hơi lo : chắc có sao đây trong vấn đề tu luyện. Tôi đọc lại tất cả các pho Dịch cân kinh mà tôi hiện có, nhưng với trình độ của tôi hoàn toàn mù tịt, không khám phá một cái gì mới lạ cả. Tôi nghỉ tập hai ngày để lắng nghe sự phản ứng tự bản thân (Tôi không dám bỏ tập quá 3 ngày vì với thời gian này tất cả các cách luyện công của người xưa dù ở phái nào đều cấm kỵ, nếu phạm phải tập lại từ đầu, điều này trong pho "huyền nghĩa" Dịch cân kinh của sư phó đại sư cho thí dụ rằng : như gà ấp trứng chưa nở thành con, nếu bỏ quá hạn, trứng hư, phải đợi lứa khác; như nước chưa sôi, bỏ dở, nước trở lạnh như bình thường; như người lội ngược giòng suối chảy mạnh, không cẩn thận, hỏng chân, nước sẽ cuốn về vùng dưới, phải bắt đầu từ đầu, chứ không phải tiếp tục chỗ bỏ dở... Sau hai ngày bỏ dở, nhiệt lượng trong người vẫn không giảm. Tôi luyện tiếp thì sức nóng lại tăng. Tôi liều mạng luyện đều đều không chịu bỏ. Có ngày quá nóng tôi phải nằm dưới bến sông Đồng Nai trước mặt, thân mình ngâm được nước, đầu gối trên một hòn đá ngủ say sưa. Đến đêm thứ 25 kể từ lúc tu luyện, tôi bị xuất tinh dầm dề, tôi mê đi, đúng hơn là được ngủ yên. Sáng hôm sau thức dậy, sức nóng không còn nữa nhưng thể xác mệt mỏi rã rời, tôi lại bỏ tập hai ngày, rồi tập lại, sức nóng lại gia tăng nhưng độ năm ngày sau tôi lại bị xuất tinh, sáng mai hết nóng, người lại yếu… Kinh nghiệm này làm tôi hoảng sợ bỏ tập hẳn. Nhưng dù không tập thì sức nóng vẫn tăng đều, khoảng một tuần thì lại bị xuất tinh, tinh ra cho kỳ hết mới thôi, và hôm sau lại bớt nóng… Chu kỳ này đến với tôi từ đó, người tôi ốm yếu xanh xao rõ rệt, các bạn tôi đều kinh ngạc cho sự biến đổi của tôi. Tôi không muốn gặp ai hết, đóng cổng chữa bệnh, nơi tu dưỡng trở thành nơi dưỡng đường. Tâm hồn tôi cáu kỉnh bất thường, sự ham muốn tình dục ở đâu ầm ầm kéo đến làm tôi khổ sở, tôi xa lánh tất cả các người quen thuộc, tìm các danh y để trị bệnh, các đông y thì bảo là tôi bị thận suy, hỏa vượng, thủy khô, có vị bảo là gan héo, có vị bảo mật sưng, thần loạn, tôi uống đủ thứ thuốc, mùi thuốc nam thuốc bắc xông lên không ngớt trong am tịnh tu của tôi. Không gặp đúng thầy đúng thuốc nên bệnh tôi không giảm chút nào, tôi cũng biết bịnh do võ công kiến tạo, chỉ có những người am tường võ công mới chữa nổi, nên giả từ Đông y tôi tìm đến Tây y. Bác sĩ Tài giới thiệu tôi vào bệnh viện Đồn Đất, ở đây tôi được thử đủ thứ : thử nước tiểu, thử phân, nước bọt, đo nhiệt độ, đo áp suất máu. Ngành Tây y với một lối khám bệnh toàn diện, kỹ lưỡng cũng không đoán nổi bệnh của tôi, kết luận họ bảo : lục phủ ngũ tạng của tôi hoàn hảo, tôi chỉ bị nóng, trong máu có nhiều thán khí, số lượng hồng huyết cầu sút giảm quá nhiều, thận hơi teo lại, trong hai tháng tôi được vào mười chai nước biển, tiêm đủ loại thuốc bổ, thuốc mát... nhưng đâu vẫn còn đấy, chu kỳ nóng đến cao độ, tôi xuất tinh rồi tiếp tục nóng trở lại vẫn đến với tôi hàng tuần. Giả từ Biên Hòa, tôi về Phú Thọ, Gia Định, bến Hàm tử rồi đi Đà Lạt, Banmêthuột, Pleiku... Tôi không đi chơi mà đi để tìm danh sư trị bệnh. Tôi biết bệnh của tôi chỉ có người rành về tu luyện, phải giỏi nội công, khí công hoặc có thừa kinh nghiệm võ công may ra mới cứu tôi ra khỏi đoạn trường Dịch cân kinh này mà thôi. Năm tháng dần qua, tôi đi mãi trong giòng đời qua muôn xứ, tôi hay gởi thư cho các người quen ở hải ngoại như Hồng Kông, Nhật, Pháp, Anh, Mỹ để nhờ tìm hộ những pho võ công tu luyện và đặc biệt về Dịch cân kinh hầu tìm một giải pháp chữa trị. Tôi ốm yếu quá, mặt mày vàng vỏ xanh xao, tôi sụt đến 12 kg, người tôi đôi khi đi không vững. Tôi chán cho chính tôi. Những bức thư gởi đi vẫn bặt vô âm tín, chẳng thấy hồi âm. Sau ba tháng chờ đợi mỏi mòn làm tôi bi quan đến cùng cực. Cho đến năm sau, những yêu cầu của tôi lần lượt được đáp ứng, những ân nhân xa gần gởi về cho tôi nhiều tài liệu đáng giá không ngờ. Anh Hoàng Cầm ở Nhật gởi cho tôi bản Dịch cân kinh do Điền thứ Lang sao lục và cuốn sách thuốc trị các bệnh do huyết mạch, khí công tàn phá. Chị Tôn nữ thị Mỹ Linh ở Anh chép cho tôi bản "huyền nghĩa Dịch cân kinh" nguyên tác của Sư Phó Đại Sư. Pho này trình bày những diệu lý, cách tu luyện Dịch cân kinh và những thắc mắc khi bị lệch lạc trong việc luyện công. (Bộ sách này có lẽ do liên minh Anh Pháp chiếm đoạt trong chiến cuộc đánh phá vườn Viên Minh tại Bắc Kinh năm 1859, nhiều sách cổ trong thư viện ở hoàng cung Thanh Triều bị chiếm vào dịp này). Tôi cũngkhông quên ơn chú Lê Tâm Anh ở Macao đã gởi cho cuốn "Khí công y dược trị liệu toàn thư". Tôi lành bệnh do phối hợp nhiều phương pháp ở các pho sách này, tôi xin chân thành ghi lên đây những sự tri ân của riêng tôi (hiện chúng tôi đang dịch thuật để phổ biến các tài liệu quí giá này một ngày gần đây). Nguyên thức thứ nhất trong tiền bộ Dịch cân kinh gọi là Hỗn nguyên nhứt khí (một danh từ hoàn toàn của tiên gia. Theo pho "huyền nghĩa dịch cân kinh" của Sư phó thì toàn bộ 24 đoạn không có đoạn nào được đặt tên cả, có chăng chỉ là lời giải thích các công dụng của từng chiêu thức do các đại sư đời sau bổ túc thêm để kẻ hậu học được rộng phần kiến thức thôi. Cũng theo Sư phó thì việc đặt tên cho các chiêu thức sẽ làm cho người tu luyện bị kẹt vào danh từ, tâm ý sẽ có ấn tượng theo ý riêng của danh từ được đặt ra làm mất sự vô tâm theo tinh thần tu luyện cao siêu của Dịch cân kinh) - Thức đầu tiên trong tiền bộ này được sử dụng khí theo hệ thống huyệt đạo nhai nhiệt, huyệt mở đường là huyệt khí hải ở vùng Đan điền, đường khí này bò theo xương sống bắt đầu từ huyệt vỹ tử (nhiều người lầm là huyệt hội âm) theo xương sống lên hai vai rồi tỏa xuống hai tay, luồng khí đến đây được quần một vòng theo tư thế bật hai bàn tay và rút lên, điểm quan trọng được cấm kỵ thứ nhất là hai tay không được rút cao quá khởi điểm (huyệt khí hải) nếu rút cao hơn sẽ bị loạn khí và lúc đó đầu khí ở khí hải, đuôi khí ở cườm tay, sự giao động được vận dụng đến tối đa, như một bình thông nhau, càng chênh lệch khí càng bị tràn ra ngoài sanh bệnh khi trả khí về, luồng khí không chạy theo lối cũ mà cùng trở lại xương sống trên cổ qua đỉnh đầu (huyệt thiên tinh, hoặc còn gọi là huyệt bá hội, hay nê hoàn cung) xong vòng ra trước và xả ra đằng mũi. Điểm cấm kỵ thứ hai là khi khí chạy qua huyệt linh đài phải từ tốn điều hòa, vì huyệt này là yếu huyệt để tập trung hay phân tán khí lực, nếu huyệt này bị tổn thương sẽ gây khó khăn trong việc tu luyện khí công, nội công, vô cùng. Ngoài thức thứ nhất, mỗi thức khác trong 24 thức đều có một hệ thống khí vận và cấm kỵ riêng biệt, hết 24 thức là giáp cả một châu thân trong nội thể (cũng theo Sư phó Đại sư thì pho Tẩy Tủy là tổng luận về huyệt pháp sanh biến, sanh trụ và sanh khắc của điện lực âm dương trong con người, pho Dịch cân kinh là phương pháp kiến thiết hệ thống đối trị và hóa giải. Nói đến Tẩy Tủy thì phải nói đến Dịch cân kinh, tuy nhiên có thể thiếu Tẩy tủy chứ không thể thiếu Dịnh cân kinh, vì Dịch cân kinh mới là then chốt trong vấn đề tu luyện, nói như vậy không phải Tẩy tủy kinh không quan trọng thật sự. Tẩy Tủy quan trọng ở một phương diện khác : những liên hệ của thời gian, vị trí và con người khi thực hiện sự tu luyện, ngoài ra Tẩy tủy cũng còn dạy phương pháp di chuyển huyệt đạo hoặc khai thêm huyệt đạo hoặc đóng kín các huyệt đạo không cần thiết v.v...) Riêng vấn đề bệnh tật của tôi là do tôi luyện sai, điều cấm kỵ là không nên rút tay lên quá eo lưng hoặc ngang eo lưng theo các sách đương thời chỉ dạy, một lời dạy quá mơ hồ tổng quát, đúng ra phải phân lượng huyệt đạo rành mạch mới phải. Tôi vấp phải cấm luật này nên hỏa nhiệt tràn ra ngoài hệ thống riêng biệt của nó, sinh ra bịnh nhiệt hỏa sinh biến. Để chữa trị, tôi phải sử dụng thức cuối cùng của hậu bộ dịch cân kinh, thức nầy có công dụng làm tản tinh lực trong người ra khắp toàn thân, tinh không tụ lại thì không tràn ra ngoài (xuất tinh) mỗi khi bị hỏa nhiệt nấu lỏng và kích thích. Tôi lại phải luyện lại thức thứ nhất thật đúng để kéo các luồng khí đang tán loạn khắp nơi trở về hệ thống cũ. Ngoài ra tôi lại phải ngồi điều khí sổ tức quán theo thiền gia. Trong gần 3 tháng chữa trị, bệnh tôi hoàn toàn bình phục. Lần này tôi lại tu luyện Dịch cân kinh mà không phải lo sợ vì đầy đủ các tài liệu cần thiết. Lúc này tôi đang ở Đà Lạt, nhiều bạn thân ở xa về thăm, chúc mừng tôi, lâu lâu gởi cho tôi một cuốn Nguyệt San Võ thuật, tôi xúc động đọc say sưa như lính tiền đồn đọc báo... Thích phước Điện

MỘNG UYÊN ƯƠNG HỒ ĐIỆP



Mộng uyên ương hồ điệp (tiếng Trung: 鸳 鸯 蝴 蝶 梦, bính âm: Xin yuan yang hu die meng) là tên một bài hát Trung Quốc, do Huỳnh An (黃安) trình bày. Có 1 câu trong bài hát được lấy từ thơ của Lý Bạch. Bài hát còn có tên tiếng Anh là "Butterfly Dream" "Dream of a Butterfly Couple" hoặc "I can't let go" (bản tiếng Anh do Tokyo Square trình bày).
Bài hát được sử dụng làm nhạc chính trong phim Bao Thanh Thiên.

Lời bài hát
Zuo ri xiang na dong liu shui Li wo yuan qu bu ke liu
Jin ri luan wo xin duo fan you
Chou dao duan shui shui geng liu Ju bei xiao chou chou geng chou
Ming chao qing feng si piao liu
You lai zhi you xin ren xiao You shei ting dao jiu ren ku
Ai qing liang ge zi hao xin ku
Shi yao wen yi ge ming bai Hai shi yao zhuang zuo hu tu
Zhi duo zhi shao nan zhi zu
Kan si ge yuan yang hu die bu ying gai de nian dai
Ke shi shei you neng bai tuo ren shi jian de bei ai
Hua hua shi jie yuan yang hu die
Zai ren jian yi shi dian He ku yao shang qin tian
Bu ru wen rou tong mian
Tiếng Việt
Thời gian vẫn cứ trôi âm thầm
Như dòng sông nước trôi xa dần
Sao nỗi đau trong lòng ta vẫn đây
Làm sao giữ nước thôi xuôi dòng
U buồn nâng chén thêm u buồn
Ai biết mai đây đời mình về đâu
Tình yêu đến thắm trên môi cười
Khi tình đi mắt ai vương lệ
Ôi biết sao cho vừa tình thế nhân
Lòng sao mãi vấn vương tơ tình
Nhân tình kia biết sao cho vừa
Ôi luyến lưu thôi đành tình làm ngơ
Hỡi ơi tình yêu như bướm hoa, như cánh mây trôi bềnh bồng
Tình yêu ơi ta có mấy ai qua mà không một lần khổ đau
Trần gian đắm chìm lợi danh chói lòa
Thôi đừng mơ mộng trời mây
Thôi đừng xa rời người ơi,
Hãy đưa nhau tới mộng bình yên!

MÙA THU LÁ BAY

Mùa thu lá bay là tên bài hát trong một bộ phim của Đài Loan được chuyển thể từ tiểu thuyết của Quỳnh Dao. Tên tiếng Trung của nó là : 千言万语 (thiên ngôn vạn ngữ), được dịch là "nghìn lời nói, vạn câu thề". Bài hát đã được ca sĩ Đặng Lệ Quân thể hiện rất thành công.

Lời bài hát
tiếng Trung
不知道为了什么 忧愁它围绕著我
我每天都在祈祷 快赶走爱的寂寞
那天起你对我说 永远的爱著我
千言和万语随浮云掠过
不知道为了什么 忧愁它围绕著我
我每天都在祈祷 快赶走爱的寂寞
那天起你对我说 永远的爱著我
千言和万语随浮云掠过
不知道为了什么 忧愁它围绕著我
我每天都在祈祷 快赶走爱的寂寞

Liên kết ngoài
www42.websamba.com/phunganh1/qianyan.wma Nghe bài hát online bằng Media Player

ÁNH TRĂNG THAY THẾ LÒNG TÔI

Ánh trăng nói hộ lòng em
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Yue liang dai biao wo de xin (chữ Hán: 月亮代表我的心) là tên một bài hát Trung Quốc, được dịch sang tiếng Việt là Ánh trăng nói hộ lòng em. Bài hát này được biết đến với giọng hát của ca sĩ Đặng Lệ Quân và sau này được nhiều nghệ sĩ khác thể hiện. Bài hát không chỉ được yêu thích ở Trung Quốc, Hồng Kông và các nước Châu Á mà nó còn có nhiều người hâm mộ ở các nước phương Tây. Tên tiếng Anh của bài hát là "The Moon Represents My Heart".
Bài này còn được Triệu Vi hát trong phim Bí ẩn lâu đài cổ; bộ phim Hàn Quốc Bốn chị em gái cũng sử dụng giai điệu của bài hát này.
Trương Quốc Vinh cũng đã thể hiện bài hát trong album Forever, Ngôn Thừa Húc của ban nhạc F4 cũng đã từng hát bài này và có lần Trịnh Tú Văn cùng với Ngôn Thừa Húc song ca. Sau này, Mai Diễm Phương đã hát bài này để tưởng nhớ tới Đặng Lệ Quân; cô cũng đã từng trình diễn bài này với Lưu Đức Hoa. Bài hát còn được David Tao viết lại dưới dạng nhạc rap. Bài hát này cũng đã được dịch sang tiếng Philipinnes và được ca sĩ Zsa Zsa Padilla hát trong phim Mano Po 2.

ĐỜI TÔI...

Cuộc đời tôi đã có những chuỗi ngày xa xứ. Có khi tuần trước còn ở Hoàng Hạc Lâu, tuần sau đã ở Hồ Ba Bể. Tôi yêu dòng sông Hoàng Phố, những buổi chiều giá lạnh Tokyo, những ban mai san sát nhà tầng trên đất nước Hàn Quốc. Tôi mê lặng lờ dòng sông Hương, nét chữ cha ông nói gì trên bia đá... Đắm đuối những phong tục thuần hậu, khâm phục những con người tài năng, sẵn sàng ngước nhìn những điều huyền diệu. Có phải vì thế chăng mà giờ đây tôi vẫn chưa lập gia đình, nếu về ở với nhau mà tập quán, nỗi đam mê khác nhau như thế có khiến người ta khổ không ?!...Mà tôi lại không thích làm ai khổ vì mình...Thôi thì tự nhủ lòng mình vậy, hãy cứ sống trong thế giới của chính mình... Và tôi đã đặt bút viết...